Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Thang đo lường - Measurement Scales

1. Thang đo danh nghĩa : (nominal scale) là kiểu đo lường đánh giá sự vật , hiện tượng hay đặc tính theo tên gọi (định danh) theo giới tính nam-nữ; theo vùng miền ( bắc, nam, trung) ; theo nhóm tuổi (trẻ em, người lớn); theo trình độ học lực (kém, trung bình, khá, giỏi..) hoặc khi cần phân loại theo đặc trưng màu sắc ( xanh, đỏ, vàng..vv)
Thang định danh là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông tin cụ thể, chính xác về đặc tính và sự khác biệt của các đối tượng đo.
2. Thang đo thứ bậc : (ordinal scale) là kiểu đo lường đánh giá sự vật , hiện tượng hay đặc tính theo thứ bậc hay trật tự của chúng.
Ví dụ khi muốn phân loại năng lực học tập một môn nào đó (như môn Toán chẳng hạn) của một nhóm học sinh theo thứ hạng điểm thi hoặc tổng kết từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất hoặc muốn phân loại đồ vật theo kích cỡ, trọng lượng từ to nhất, nặng nhất đến bé nhất, nhẹ nhất vv...
Thang định hạng cũng là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông tin cụ thể, chính xác về đặc tính và mức độ khác biệt giữa các đối tượng mà chỉ nhằm chỉ ra vị trí, mối tương quan thứ bậc của các đối tượng đo.
3. Thang đo khoảng : (interval scale) là kiểu đánh giá, phân loại các sự vật, hiện tượng hay đặc tính theo những đơn vị phân loại bằng nhau ở bất kỳ khoảng nào trên thang đo.
Ví dụ cụ thể nhất là các phép đo bằng thước mét. Phép đo chiều cao bằng thước mét là một kiểu đo theo thang định khoảng : sự khác biệt giữa người cao 175 cm-170cm và người cao 160 cm -155 cm đều ở một khoảng như nhau là 5 cm. Hay các thang đo định khoảng về điểm đánh giá theo thang 10 điểm, 100 điểm..vv . Cần lưu ý một số đối tượng đo do tính chất đặc thù ( khác với các phép đo cơ học ) có sự khác biệt giữa các khoảng tuyệt đối ở các mức khác nhau . Ví dụ khi đo vượt xà ở mức cao thì chênh 1-2 cm là khó đạt hơn khi còn ở mức xà thấp ; những người có chỉ số IQ tưong ứng là 110 và 120 (cách nhau 10 điểm) không có nghĩa giống sự cách biệt 10 điểm ở các mức 80-90 và như vậy ở đây mang tính chất của phép đo định hạng.
4. Thang đo tỷ lệ (Ratio scale ) là loại thang đo khi cần phân loại các sự vật, hiện tượng hay đặc tính với thang đo khoảng mà thang đo có điểm không thực sự.
Ví dụ khi dùng thang đo vận tốc ( km/giờ ). Số km/giờ nói lên tốc độ chuyển động của một vật ( ví dụ ôtô có vận tốc 50 km/giờ ) . Mỗi km/giờ chỉ sự gia tăng tốc độ theo khoảng còn ở okm/giờ ôtô đứng yên.
Trong lĩnh vực đo đánh giá nhận thức , thái độ, năng lực, hành vi của một cá nhân trên thực tế không có điểm 0 thực sự mà là điểm 0 tự đặt ( Arbitrary zero point )
VD:Nếu gia đình Anh/Chị mua báo Tiếp Thị Gia Đình, thì số lượng người đọc báo trong gia đình trung bình là bao nhiêu người (kể cả Anh/Chị)? Trong đó, số người thường xuyên xem trang quảng cáo là bao nhiêu người?
Số người đọc (x):............................ Số người xem quảng cáo (y):.........................
(x) và (y) có thể chấp nhận trị số 0
Trong trường hợp này, để phân tích dữ liệu các bạn chọn tử số và mẫu số là các biến (X), (Y)

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Output gap (Chênh lệch sản lượng)


Output gap đuợc sử dụng như một chỉ số đánh giá lạm phát trong các báo cáo của các tổ chức tài chính như Goldman Sachs, HSBC. Theo các báo cáo này, output gap của Việt Nam đang ở mức dương. Vậy output gap là gì?
Output gap là độ chênh lệch, thường tính bằng %, giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế. (Sản lượng tiềm năng – potential output hoặc natural GDP là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể phát triển bền vững trong dài hạn). Output gap lớn hơn 0 thường được coi là dấu hiệu của dư cầu, gây áp lực tăng giá, do đó sẽ phải tăng lãi suất nhằm tránh cho nền kinh tế phát triển quá nóng cũng như kiềm chế lạm phát. Output gap nhỏ hơn 0 được coi là dấu hiệu lạm phát sẽ giảm. Để dễ so sánh, theo báo cáo mới nhất của IMF (4/2008), output gap trung bình của các nền kinh tế phát triển trên thế giới năm 2007 là 0.1(%), và có giảm xuống -1.1% trong năm 2008 và -2.3% trong năm 2009.


Để ước tính output gap, nguời ta thường dùng bộ lọc Hodrick – Prescott (Prescott, Nobel kinh tế 2004) để ước tính sản lượng tiềm năng (thực ra là tính trend level of output và lấy đó làm potential output, HSBC dùng cách này còn Goldman Sachs không nói rõ cách tính). Cụ thể, với giả định GDP gồm 2 thành phần, 1 thành phần mang tính xu hướng (trend component) và 1 thành phần mang tính chu kỳ (cyclical component), người ta sử dụng bộ lọc Hodrick-Prescott loại bỏ thành phần chu kỳ để lấy thành phần xu hướng và coi đó là sản lượng tiềm năng. Đây là một mô hình thống kê thuần túy và có nhược điểm là chỉ phù hợp với những nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ và khả năng dự báo là không cao. Tuy nhiên đây là phương pháp đơn giản do chỉ dùng một biến số là GDP thực tế, thường là lấy số liệu quý.
Để kết luận, xin được dùng lời của Ben Bernanke, thống đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ phát biểu hôm 9/6/2008 tại Hội nghị kinh tế thường niên lần thứ 52 tại Boston :”Ngay cả khi không có phương pháp tốt để ước tính output gap, thì việc tính đến sự không chắc chắn của phép đo một cách hợp lý và việc kết hợp thông tin về output gap với các thông tin từ các nguồn khác có thể giúp chúng ta đạt được các mục tiêu chính sách tốt hơn là nếu chúng ta chỉ đơn giản bỏ qua chỉ số này”

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Thắt chặt tiền tệ, tín dụng và hiệu ứng ngược của hệ số nhân tiền

 Thắt chặt tiền tệ, tín dụng và hiệu ứng ngược của hệ số nhân tiền

TS. Hoàng Ngọc Tiến - Agribank
Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại (NHTM) là chức năng tạo tiền thông qua hệ số nhân tiền. Người ta biết nhiều về chức năng này theo chiều thuận của nó, tức là khả năng tạo ra tiền tín dụng của các NHTM khi có một lượng tiền đưa vào lưu thông. Tuy nhiên, hiệu ứng ngược của hệ số nhân tiền này ra sao thì ít người quan tâm.
1. Khả năng tạo tiền của các NHTM
Như chúng ta đã biết, với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, các NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng. Khi Ngân hàng Trung ương (ở Việt Nam hiện nay là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành tiền ra lưu thông qua thị trường tiền tệ (cấp vốn, tái cấp vốn), thị trường mở (mua bán chứng khoán nợ), hoặc qua thị trường ngoại hối (mua bán ngoại tệ)... thì lượng tiền này sẽ nằm trong lưu thông chủ yếu dưới dạng tiền gửi của các tổ chức, cá nhân tại các NHTM và tiền mặt trong lưu thông. Từ khoản tiền vốn (tiền gửi, tiền vay) tăng lên ban đầu này, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống NHTM có khả năng tạo nên số tiền gửi gấp nhiều lần so với số vốn tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số nhân tiền (money multiplier). Trong thực tế, hệ số này chịu tác động bởi các yếu tố chính như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ thanh toán (tiền gửi tại NHNN và tiền mặt tại quỹ) trên tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tỷ lệ giữ tiền mặt trên tổng số cung tiền trong dân cư.
Trong bài viết này, để có một cái nhìn thực tế hơn, chúng tôi tạm giả thiết như sau (tính theo lý thuyết tiền tệ hiện đại):
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bình quân cho các loại tiền gửi ở các NHTM gửi tại NHNN là: 7%.
- Tỷ lệ dự trữ thanh toán bình quân của các NHTM (gồm tiền gửi tại NHNN và tiền mặt tồn quỹ) là 8%.
- Tỷ lệ giữ tiền mặt trên tổng số cung tiền trong dân cư là: 10%.
- Như vậy, hệ số nhân tiền sẽ là:
mM = 1/(7% + 8% + 10%) = 4
Kết quả tính toán cho thấy: cứ một đồng vốn mà NHNN phát hành vào lưu thông được gửi vào một NHTM thì hệ thống các NHTM có thể tạo ra một lượng tiền gửi để cho vay lên tới 4 đồng. Đồng thời, NHNN cũng đã thu về ngay 28% số lượng tiền phát hành ra thông qua số tiền dự trữ bắt buộc tăng thêm của các NHTM.
2. Hiệu ứng ngược của hệ số nhân tiền
Tại Việt Nam, thực hiện chủ trương chống lạm phát của Chính phủ, từ đầu năm 2008 đến nay, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo Quyết định 187/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008, các NHTM phải tăng dự trữ bắt buộc trên 2 phương diện: tăng tỷ lệ trên nguồn vốn huy động và mở rộng đối tượng phải dự trữ bắt buộc (áp dụng dự trữ bắt buộc cho cả loại hình tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng). Theo một số thông tin trên báo, số lượng vốn dự trữ bắt buộc tăng thêm khoảng 10.000 tỷ đồng. Đồng thời, các NHTM phải mua tín phiếu bắt buộc trị giá 20.300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các NHNN kiểm soát chặt chẽ việc mở rộng tín dụng, đặc biệt là các lĩnh vực cho vay kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng, hạn chế danh mục cho vay ngoại tệ…
Hiệu ứng của chính sách nêu trên là giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục do các nhà đầu tư (chủ yếu là nhà đầu tư vay vốn ngân hàng) bán ra để trả nợ; các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư bán ra cắt lỗ hoặc trả nợ, hoặc các NHTM bán các chứng khoán cầm cố thu nợ… cùng với tác động của tâm lý (được coi là rất quan trọng) làm cho thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Giá bất động sản (nhà đất) giảm theo vì thiếu vốn đầu tư, trong khi đó, các NHTM ngưng hoặc hạn chế cho vay và thu hồi vốn dẫn đến các nhà kinh doanh bất động sản không kịp trở tay, buộc phải bán ra, giá sụt giảm nhanh nên rất ít người mua dẫn đến thị trường đóng băng. Các hoạt động kinh doanh khác bị ảnh hưởng, do thiếu vốn tín dụng, thiếu vốn thanh toán các doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc thu hẹp kinh doanh. Cùng với sự tác động của giá xăng dầu và lương thực trên thế giới tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh của các ngành cũng tăng theo, nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Từ các tác động trên, đến lượt thị trường tiền tệ, tín dụng bị ảnh hưởng trở lại, lãi suất huy động và cho vay tăng, nguồn vốn khan hiếm, kinh doanh giảm sút và khả năng thanh khoản tại một số ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng nhỏ) yếu.
Trước tình hình thị trường biến động như trên, rất nhiều người đặt câu hỏi: Hàng trăm ngàn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán, bất động sản bị “bốc hơi” mất, vốn các ngân hàng thiếu trầm trọng, vậy thì tiền chạy đi đâu?
Trả lời câu hỏi này, có rất nhiều quan điểm được đưa ra. Một số người cho rằng các nhà đầu tư chuyển hướng vào đầu tư vàng, ngoại tệ; có người cho rằng dân giữ tiền mặt để tiện kinh doanh không nộp vào ngân hàng...vv
Từ thực tế trên, sau khi nghiên cứu và phân tích, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trao đổi như sau:
Đối với quan điểm các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư vào vàng:
Hiện tượng này là có thật do giá vàng trên thế giới và trong nước tăng nhanh trong thời gian một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, phân tích việc mua bán vàng cho thấy:
- Đối với lượng vàng dự trữ trong dân cư và các công ty: việc mua bán chủ yếu là sự vận động của vàng và tiền từ người này sang người khác, tức là vàng chuyển từ người bán sang người mua và ngược lại, tiền từ người mua chuyển sang người bán. Trên phương diện thị trường toàn quốc, không có sự tăng lên hoặc giảm đi về khối lượng tiền tệ và vàng.
- Đối với lượng vàng nhập khẩu: các công ty kinh doanh vàng dùng vốn nội tệ của mình (tự có hoặc vay) mua ngoại tệ nhập vàng về, sau đó bán vàng ra thị trường thu vốn nội tệ về cộng (trừ) thêm lời (lỗ) nếu có. Hành vi này thực tế chỉ là sự chuyển đổi hình thức cất trữ tiền tệ, từ ngoại tệ (một hình thức tiền tệ) tại các NHTM sang vàng (hình thức tiền tệ khác) mà thôi. Thực chất, không có sự thay đổi khối lượng tiền mặt nội tệ trong lưu thông.
- Đối với lượng vàng xuất khẩu: trong thời gian qua một số doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu vàng khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng trên thế giới. Việc xuất khẩu vàng cũng tương tự như nhập khẩu vàng, đó là sự chuyển đổi giữa 2 loại tiền tệ (ngoại tệ và vàng), do đó, cũng không ảnh hưởng đến khối lượng tiền mặt trong lưu thông.
Như vậy, khi nào thì việc mua bán vàng làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông? Đó là khi nhà nước (thông qua NHNN hoặc Kho bạc) phát hành tiền ra để mua vàng dự trữ hoặc ngược lại bán vàng dự trữ để thu tiền từ lưu thông về.
Đối với quan điểm nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư vào ngoại tệ:
Theo như phân tích ở trên, vàng và ngoại tệ (ngoại tệ mạnh như USD và EUR) là 2 loại tiền tệ khác nhau bên cạnh nội tệ (VND). Hai loại tiền tệ này là phương tiện thanh toán và cất trữ chủ yếu trên thế giới. Xét trên bình diện quốc gia, việc các nhà kinh doanh và đầu tư trên thị trường ngoại tệ (cũng như vàng) là không ảnh hưởng đến lượng cung nội tệ trên thị trường.
Cũng như vàng, chỉ khi nhà nước phát hành tiền ra để mua ngoại tệ dự trữ hoặc ngược lại, bán ngoại tệ dự trữ để thu tiền từ lưu thông về thì khối lượng tiền trong lưu thông bị ảnh hưởng.
Quan điểm người dân giữ tiền mặt để tiện kinh doanh không nộp vào ngân hàng:
Hiện tượng này là có thật, khi ngân hàng hạn chế cho vay và thu hồi vốn về thì sẽ xuất hiện các hành vi găm giữ tiền mặt để thanh toán ngoài ngân hàng do tâm lý sợ trả nợ, ngân hàng không cho vay lại sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng kinh doanh đã ký hoặc dự án đang triển khai. Hoặc là một số người lo sợ NHTM mất khả năng thanh toán nên giữ lại một phần vốn bằng tiền mặt tại nhà. Tuy nhiên, với những bất tiện và rủi ro trong việc giữ tiền mặt tại nhà, cộng với thông tin các NHTM đã được bảo hiểm tiền gửi, cho nên lượng tiền găm giữ tiền mặt trong dân cư không quá lớn để làm xáo trộn thị trường.
Qua phân tích ở trên, việc các nhà kinh doanh và nhà đầu tư có chuyển hướng đầu tư tiền (nội tệ) nhàn rỗi từ lĩnh vực này, sang lĩnh vực khác chẳng qua là sự chuyển đổi vị trí giữa người này và người kia, từ lĩnh vực đầu tư này sang lĩnh vực đầu tư khác, tổng giá trị tiền tệ trong phạm vi quốc gia không thay đổi. Số tiền mặt mà dân cư giữ lại do tâm lý cũng chiếm một tỷ lệ không lớn, khó tạo nên sự đột biến của thị trường.
Như vậy, chỉ khi nhà nước dùng biện pháp thu hồi hoặc phát hành thêm lượng tiền vào lưu thông dưới các hình thức bán hoặc mua vàng, ngoại tệ dự trữ hoặc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các NHTM, phát hành trái phiếu, tín phiếu (để dự trữ, không tái đầu tư vào mục đích khác) thì lượng tiền trong lưu thông mới có sự biến động. Cung cầu tiền trong lưu thông biến động dẫn tới nguồn vốn tín dụng trên thị trường biến động theo thông qua cơ chế tạo tiền của các NHTM. Cơ chế tạo tiền và ngược lại, giảm tiền tín dụng được thực hiện qua tác động của hệ số nhân tiền.
Trong khi khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM được coi là một phát minh lớn trong hoạt động ngân hàng, đem lại lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế khi nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ tín dụng; thì ngược lại, việc thắt chặt tiền tệ tín dụng sẽ làm giảm lượng vốn tín dụng trong nền kinh tế theo hệ số nhân tiền tương ứng. .
Trở lại ví dụ nêu trên, khi NHNN bắt buộc các NHTM mua tín phiếu bắt buộc là 20.300 tỷ đồng, số này không lớn so với tổng nguồn vốn huy động tại các NHTM lúc bấy giờ. Tuy nhiên, xét theo hiệu ứng ngược của hệ số nhân tiền, thì với số lượng tiền trên rút ra khỏi lưu thông, có nghĩa là nguồn vốn tín dụng của các NHTM phải giảm đi tương ứng tối đa là 81.200 tỷ đồng (20.300 tỷ x 4). Tương tự, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1% cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung tín dụng cũng như là chi phí đầu vào của các NHTM tăng lên. Một khối lượng vốn tín dụng khổng lồ rút ra khỏi lưu thông mà các NHTM cần phải mất nhiều thời gian mới có thể huy động bù đắp lại được.
Thông thường, các NHTM tính toán cân đối sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất nên phần lớn vốn huy động phải được cho vay hoặc đầu tư sinh lợi khác, tỷ trọng vốn dự trữ thanh toán và sẵn sàng cho vay không nhiều, khoảng 10% tổng vốn huy động. Chính vì vậy, khi phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các NHTM phải thay đổi cơ cấu sử dụng vốn, giảm vốn đang dự trữ thanh toán và kinh doanh để tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu… dẫn đến khan hiếm nguồn vốn để cho vay. Thậm chí có NHTM thiếu khả năng thanh khoản phải đi huy động với lãi suất cao và chỉ thu hồi nợ để bù đắp thanh khoản. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế.
Trước nguy cơ lạm phát gia tăng và suy thoái kinh tế trên toàn cầu hiện nay, việc Chính phủ Việt Nam đưa ra một loạt các giải pháp để kiềm chế lạm phát bằng việc thắt chặt tiền tệ là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển, nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh còn rất lớn. Do vậy, nhà nước cần nghiên cứu kỹ các quy luật của nền kinh tế thị trường, áp dụng đồng bộ, mềm dẻo, linh hoạt các giải pháp nhằm vừa kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo vốn cho tăng trưởng kinh tế. Một trong những vấn đề đó là NHNN Việt Nam cần tổ chức nghiên cứu nghiêm túc phạm vi tác động của hệ số nhân tiền, cơ chế tạo tiền và giảm tiền của các NHTM. Từ đó, NHNN có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để điều hành chính sách tài chính - tiền tệ - tín dụng phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
 Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 13/2008

Discount rate

Discount rate là lãi suất mà các ngân hàng có thể vay từ FED để bù đắp khoản dự trữ thiếu hụt. Discount rate thấp giúp cho khoản vay dự trữ từ FED của các ngân hàng có chi phí thấp, từ đó thúc đẩy việc các ngân hàng cho vay và có xu hướng làm giảm lãi suất cho vay trên thị trường. Discount rate cao có tác động ngược lại.
Discount rate là một trong 3 công cụ chính sách của FED

Federal funds rate

Federal funds rate is là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng đối với các ngân hàng khác cho các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho mục đích dự trữ bắt buộc (thường là qua đêm, còn gọi là lãi suất qua đêm liên ngân hàng - the interbank rate for overnight loans). Lãi suất này một trong những cách mà FED sử dụng để đạt được mục tiêu quản lý nguồn cung tiền trên thị trường nhằm giữ lạm phát ở mức thấp, đồng thời cũng là cách để làm giảm mức độ của những ảnh hưởng không mong đợi trong giai đoạn kích thích tăng trưởng hay suy thoái. Federal funds rate được coi là "market determined rate" cái mà FED tác động bằng cách thông qua sự thay đổi về cung tiền ( chủ yếu bằng nghiệp vụ thị trường mở - open market operations).
Ở các nước khác, Federal funds rate được gọi bằng các tên khác nhau: ở Anh là repo rate hay repurchase rate, ở Úc là cash rate, ở Canada là overnight rate

Trong việc xác định bằng cách nào có thể điều chỉnh Federal funds rate, FED phải quyết định chọn một trong 2 nguyên tắc: nguyên tắc công cụ (instrument rules) hay nguyên tắc định hướng mục tiêu (targeting rules). Như hầu hết các ngân hàng trung ương khác, FED coi Federal funds rate như là một công cụ chính sách. Khi theo "nguyên tắc công cụ" thì ủy ban chính sách tiền tệ sẽ đặt "Federal funds rate mục tiêu" trên dựa  trên cơ sở sự hiệu quả của nền kinh tế
"Taylor rule" là một nguyên tắc công cụ được tạo bởi giáo sư John Taylor-ĐH Stanford dựa trên cơ sở tỷ lệ lạm phát (rate of inflation) và "output gap" - độ chênh lệch tính theo phần trăm giữa sản lượng thực tế (real output hay real GDP) và sản lượng tiềm năng có thể đạt được (potential output hay potential GDP hay full employment GDP). Theo nguyên tắc này, với một mục tiêu lãi suất 2%, Federal funds rate sẽ được xác định như sau:
FFR = 2% + actual inflation + 0.5 (actual inflation - 2%) + 0.5 (output gap)
output gap >0: đây là inflationary output gap hay inflation gap
output gap<0: đây là recessionary output gap hay recession gap
Với actual inflation >2% và inflation gap, FFR sẽ tăng
Với actual inflationa<2% and recession gap, FFR sẽ giảm
Trên thực tế FED không áp dụng theo Taylor rule một cách rõ ràng, nhưng bản thân nó đã chứng minh là một sự ước tính gần đúng về chính sách mà FED đã áp dụng trong 20 năm  qua.

Còn theo nguyên tắc định hướng mục tiêu (targeting rules) thì Federal funds rates được xác định dựa trên một dự báo về tỷ lệ làm phát trong tương lai, mà theo nguyên tắc này thì dự báo về tỷ lệ lạm phát trong tương lai là bằng với tỷ lệ lạm phát mục tiêu, thường là 2%

Khi đọc được thông tin nói rằng FED vừa giảm lãi suất thì điều này thường có nghĩa là họ vừa giảm Federal funds rate. Tuy nhiên, thông thường cung thời điểm này discount rate cũng sẽ giảm.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Multiplier effect

Khái niệm multiplier effect được đề cập đến khi ngân hàng thực hiện một khoản cho vay, người đi vay sẽ sử dụng số tiền đi vay này để mua hay đầu tư vào các input có khả năng sinh lời (có thể gọi tạm là interest bearing inputs). Mặt khác, người bán (người giao dịch) các input này với người đi vay sẽ nhận giá trị tiền tương ứng từ người đi vay cho các input mình cung cấp. Người bán sẽ gửi một phần hoặc toàn bộ số tiền thu được vào tài khoản ngân hàng của mình. Việc này giúp ngân hàng có thêm một khoản tiền có thể đem cho vay sau khi đã trích một tỷ lệ nhất định theo luật để dự trữ (required reserve ratio). Khoản tiền bổ sung mà ngân hàng có thể đem cho vay tiếp này lại tiếp tục lặp lại giữa người đi vay - người bán cho người đi vay - ngân hàng cho đến khi bằng không (the amount of excess reserves available for lending is zero).

Ly thuyet luong ve tien te (quantity theory of money)

Lạm phát ở Việt Nam hiện nay
và sự cần nhìn nhận lại thuyết tiền tệ
Vũ Quang Việt

Lại một lần nữa lạm phát đe doạ nền kinh tế Việt Nam. Sau nhiều năm lạm phát rất thấp, năm 2004, lạm phát có thể lên đến 10%. Có người đổ lỗi cho việc tăng giá xăng dầu trên thế giới. Nhưng rõ ràng nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục kìm hãm giá xăng dầu còn như ở Mỹ thị trường để hoàn toàn tự do, Việt Nam lại tiêu thụ xăng dầu so với GDP thấp hơn nhiều so với Mỹ, thế nhưng lạm phát ở Mỹ vẫn dưới 3%. Điều này cho thấy là lạm phát ở Việt Nam bắt nguồn từ việc tăng tín dụng quá nhiều nhằm kích cầu nền kinh tế trong nhiều năm qua. Thành quả của chính sách chống lạm phát trước đây là rất lớn. Nó tạo sự bình ổn, và kỳ vọng bình ổn làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển. Việc hiểu biết về chính sách tiền tệ trong tình hình hiện nay là cần thiết. 

Lạm phát là gì?
Lạm phát, theo nghĩa mặt bằng tổng thể giá tăng, ở mọi nơi và mọi lúc là kết quả của chính sách tiền tệ. Kết luận này nghe ra rất cực đoan nhưng kinh nghiệm chống lạm phát trên thế giới và cả ở Việt Nam trước đây, mà tác giả có đóng góp tìm giải pháp, cho thấy là kết luận trên là đúng đắn. Kết luận này đưa đến một hệ luận quan trọng mà các nhà kinh tế tiền tệ theo trường phái Milton Friedman rút ra là: chính sách bơm thêm tiền tệ và tín dụng nhằm đẩy mạnh thêm tốc độ phát triển kinh tế chỉ có tác dụng ngắn hạn; về dài hạn nó mang lại vừa lạm phát vừa phát triển trì trệ. Do đó lạm phát theo nghĩa tăng lượng tín dụng và tiền tệ đồng nghĩa với tăng mặt bằng giá. Từ đây trở đi, từ lạm phát đồng nghĩa với giá tăng.

Lý thuyết về tiền tệ
Cần nói qua về đóng góp của Milton Friedman về lý thuyết tiền tệ. Đóng góp lớn nhất của ông ta là lý thuyết về giá cả. Chống lại lý thuyết của Keynes và những người theo trường phái Keynes đang lúc trường phái này có ảnh hưởng sâu rộng trong đại học, Friedman đưa ra các bằng chứng ủng hộ lý thuyết lượng tiền tệ (quantity theory of money) vào năm 1956[1]. Ông cho rằng lượng cung tiền tệ quyết định mặt bằng giá, hay nói rõ hơn ra là về dài lâu tăng tiền sẽ làm tăng giá và sẽ có ảnh hưởng rất ít, hoặc thậm chí không có ảnh hưởng gì đến sản lượng. Về ngắn hạn tất nhiên nó có ảnh hưởng như lý thuyết Keynes đưa ra.   Friedman khuyến nghị rằng nếu ngân hàng trung ương đều đặn tăng lượng cung tiền tệ bằng với tốc độ tăng (theo giá cố định) của nền kinh tế thì lạm phát sẽ biến mất. Năm 1963, Anna Schwartz và Friedman xuất bảnMonetary History of the United States, 1867-1960, cho rằng nguyên nhân của đại khủng hoảng năm 1929 là do chính sách sai lầm của ngân hàng trung ương Mỹ trong việc cắt giảm lượng cung tiền tệ. 
Vào những năm 1960 và 1970, lý thuyết theo trường phái Keynes về vai trò chi phối của nhà nước bằng ngân sách chi (được phổ biến trong sách giáo khoa Economics của Paul Samuelson từ ấn bản năm 1960 đến năm 1985[2]) cho rằng có sự đánh đổi (trade-off) giữa lạm phát và thất nghiệp, tức là muốn tạo nhiều việc làm hay là nhằm đạt tốc độ phát triển kinh tế cao thì cái giá phải trả là lạm phát cao. Ngược lại, muốn giữ lạm phát thấp, thất nghiệp sẽ cao.  Tại sao giá tăng cao lại có thể đưa đến phát triển, ít nhất là trong ngắn hạn? Đó là vì giá tăng cao, tiền lương không tăng hoặc không tăng kịp do đó đưa đến lợi nhuận cao và có tác dụng khuyến khích tăng sản xuất. Friedman đả phá quan điểm này, cho rằng khi lạm phát cao và kéo dài, người dân không ngu lâu, sẽ kỳ vọng là lạm phát tiếp tục cao, đòi hỏi lương cao, do đó về dài lâu không có sự đánh đổi này, mà sẽ tạo ra vừa lạm phát cao vừa suy thoái (stagflation).  Điều này đã xảy ra vào đầu thập niên 1970 và kéo dài mãi tận đầu những năm 1990 ở Mỹ và những nước theo chính sách kinh tế kiểu Keynes. Nước Anh dưới chính phủ Thatcher đã áp dụng chính sách của Friedman vào năm 1979 để giải quyết tình trạng vừa suy thoái vừa lạm phát ở đó. Ít rõ rệt hơn nhưng chính sách đó cũng được áp dụng ở Mỹ vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Carter, đưa đến việc ông ta thất cử do việc nhất thời tạo ra lãi suất cao và kinh tế suy thoái.
Về mặt lý thuyết, Friedman đã cố gằng giải thích lại nội dung lý thuyết lượng tiền tệ (quantity theory of money) của các nhà kinh tế cổ điển mà chủ nghĩa Keynes đả phá.  Lý thuyết lượng tiền tệ cổ điển cho rằng:
(1)        MV = PQ                                 
M là lượng tiền, V là vòng quay đồng tiền, P là mặt bằng giá và Q là sản lượng (hay GDP theo giá cố định chẳng hạn).
Từ định nghĩa trên có thể rút ra hệ luận (2) là:
(2)     Tỷ lệ thay đổi lượng tiền + tỷ lệ thay đổi vòng quay  ≈  tỷ lệ thay đổi giá + tỷ lệ thay đổi sản lượng[3]
Hay là:
(3)     Tỷ lệ thay đổi giá ≈ Tỷ lệ thay đổi lượng tiền + tỷ lệ thay đổi vòng quay  tỷ lệ thay đổi sản lượng           
Từ định nghĩa (1) và (3), các nhà kinh tế cổ điển cho rằng vòng quay cố định, tức là tỷ lệ thay đổi vòng quay bằng zero do đó khi việcM tăng cao hơn sản lượng sẽ chỉ làm tăng P. Theo họ, Q là do lực sản xuất tạo ra chứ không thể ảnh hưởng đến nó, hay nói khác đi, cung tạo ra cầu. Dùng một định nghĩa để giải thích sự liên hệ kinh tế thì quá là sai lầm. Cuộc cách mạng về lý thuyết kinh tế của Keynes chống lại lý thuyết cổ điển này, cho rằng cầu không nhất thiết bằng cung theo định nghĩa sau:
            Cung = cầu + tồn kho.
Khi cầu nhỏ hơn cung vì lo sợ tương lai không an toàn chẳng hạn, hàng hoá phải tồn kho do đó nhà sản xuất phải giảm hoạt động. Điều này đưa đến lợi tức thấp hơn, cầu giảm cho đến lúc cung bằng cầu gặp nhau ở mức thấp. Để giải quyết khủng hoảng, Keynes chủ trương tăng cầu của nhà nước. Keynes cho rằng in tiền, tăng tín dụng không giải quyết được cầu. Chủ trương này của Keynes tất nhiên không nên hiểu là phê phán cách giải thích của Friedman về nguyên nhân sự kéo dài đại khủng khoảng năm 1929.  Điều gì tạo ra lo sợ bấp bênh này để khủng hoảng “cầu” không giải quyết được thì Keynes gần như không đụng tới.   
Friedman vẫn dùng định nghĩa (1) trên, nhưng cho rằng V không cố định như các nhà kinh tế cổ điển nghĩ và cũng không cho rằng cầu tất bằng cung, nhưng phương trình quyết định V là ổn định theo nghĩa nó là phương trình của nhiều biến số khác như lãi suất, mặt bằng giá PQvà cả kỳ vọng về lạm phát tức là kỳ vọng về PM tăng đều đặn quá mức đưa đến giá (P) tăng. Điều này sẽ đưa đến việc là người dân cho rằng giá cả sẽ tiếp tục leo thang, tức là kỳ vọng là P tăng, do đó vòng quay V tăng. Vòng quay tăng tất đưa đến mức lạm phát cao hơn dù lượng tiền tăng có thấp đi.  Giải quyết lạm phát không dễ vì việc hạn chế lượng tiền đòi hỏi thời gian lâu dài để người dân thay đổi kỳ vọng, và qua đó đưa đến sự bình ổn của vòng quay V.

Vấn đề đo lường
Học thuyết là thế nhưng việc cụ thể hoá đo lường không là đơn giản. Tiền là gì? Làm sao đo vòng quay V? Làm sao đo QQ theo nghĩa của định nghĩa (1) là sản lượng hàng hoá và dịch vụ, và P là giá của hàng hoá và dịch vụ này. Nếu dùng GDP để thay thế PQ thì liệu V ở định nghĩa (1) có phản ánh giá trị vòng quay không? Friedman lại cho rằng sự liên hệ trên là sự liên hệ trên cơ sở dài lâu chứ không phải ngắn hạn hay trung hạn. Điều này đưa đến những cuộc tranh luận nảy lửa về phương pháp đo lường thống kê, dường như dẫn đến việc là khó đánh giá ai đúng, ai sai. Nhưng thực tế lạm phát cao ở Mỹ và các nước phương tây kéo dài từ những đầu thập kỷ 1970 đến năm 1985 trong khi tốc độ phát triển kinh tế lại thấp cho thấy là chính sách hạn chế tăng lượng cung tiền và tín dụng đã giải quyết được lạm phát ở những nước này và tạo tiền đề cho kinh tế phát triển mạnh trở lại.   Điều này đã mang lại uy tín cho lý thuyết tiền tệ của Friedman. Paul Samuelson trong quyển sách giáo khoa Economics viết chung với William D. Nordhaus (Ấn bản 12, 1985) đã sửa lại là ảnh hưởng của việc tăng lượng cung tiền tệ với phát triển kinh tế chỉ có tính cách ngắn hạn.
Tiền là gì?
Một điều cũng cần nói thêm là việc đo lượng tiền tệ. Tiền ở các liên hệ trên được hiểu là phương tiện thanh toán. Nó có thể là tiền mặt, vàng, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán như tiền chẳng hạn như check (tức là tài khoản ký quĩ không thời hạn ở ngân hàng) và có thể kể cả tiền để dành trong ngân hàng mà có thể rút ra bất cứ lúc nào. Ở các nước có dùng thẻ tín dụng thì tín dụng cấp sẵn khi có thẻ tín dụng về nguyên tắc cũng có thể gọi là tiền. Tuy nhiên hiện nay trong hệ thống thống kê dùng để tính vào tiền, tín dụng cấp sẵn này không được tính trong thống kê ngân hàng vì tiêu chuẩn quốc tế về tiền tệ và tín dụng quyết định là những gì chỉ có thể thành hình khi một số điều kiện xảy ra thì không tính.[4]
Tiền là phương tiện thanh toán nằm ngoài hệ thống ngân hàng. Như thế tiền bao gồm phương tiện thanh toán do hộ gia đình, cơ sở nhà nước (không phải ngân hàng), đơn vị kinh doanh nắm giữ. Chúng bao gồm: tiền mặt, tài khoản ký quĩ vô thời hạn (demand deposit), tài khoản để dành vô thời hạn (saving deposit) và có thể gồm cả tài khoản ký quĩ có thời hạn có thể dễ dàng biến thành phương tiện thanh toán. 
Ở các nước đang phát triển bị ngoại tệ hoá, tiền ngoại tệ trong dân gian cũng phải tính nhưng thu thập thông tin rất khó khăn. Nếu nước nào dùng vàng để thanh toán thì vàng cũng phải tính vào lượng tiền tệ. Đây là trường hợp của Việt Nam với việc sử dụng rộng rãi ngoại tệ và vàng làm phương tiện thanh toán. Ở các nước phát triển, nhiều phương tiện thanh toán mới mẻ ra đời do đó hiện nay hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hợp Quốc và chuẩn của IMF, thay vì đưa ra một danh sách các phương tiện mà mọi nước phải theo như trước đây, đã khuyến nghị rằng mỗi nước phải tự làm quyết định về những phương tiện nào nên đưa vào tiền tệ trên cơ sở đánh giá phương tiện nào có khả năng thanh toán như tiền mặt[5].  Chính điều này đã đưa đến nhiều ý niệm về tiền tệ, ngoài M1M2M3 còn có thêm những M khác. M1 là tiền mặt cộng với tài khoản ký quĩ vô thời hạn, M2 là M1 cộng với ký quĩ để dành vô thời hạn, M3 là M2 cộng với các ký quĩ để dành có thời hạn dưới một năm. Tiền mà ngân hàng trung ương có thể hạn chế dễ dàng là tiền mặt, nó là một phần của M1, sau đó là M2.[6] Vấn đề chính là các nhà kinh tế cần đánh giá và theo dõi tình hình giá cả và lượng tiền dựa vào nhiều ý niệm khác nhau. Hơn nữa ở Mỹ, ký quĩ vô thời hạn từ năm 1985 trở lại đây cũng có lãi cho nên việc chuyển từ ký quĩ vô thời hạn sang có thời hạn để lấy lãi không còn cần thiết so với trước đó đưa đến việc M1 tăng nhanh hơn trước, kết qủa là việc theo dõi chuỗi số trở thành vấn đề và sự thay đổi vòng quay đồng tiền rút ra từ chuỗi số này cũng mất một phần ý nghĩa sơ khởi của chúng. Dù vậy, M1 và M2 vẫn là chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm theo dõi lượng tiền trong nền kinh tế.[7]
Sản lượng là gì?
Sản lượng Q thường được đo bằng GDP theo giá cố định. Thế nhưng điều này không hoàn toàn đúng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển mà ở đó việc hàng đổi hàng hoặc sản xuất tự cung tự cấp vẫn còn rất lớn. Sản lượng Q trong định nghĩa mang ý nghĩa đầu tiên là các sản vật được trao đổi và thanh toán bằng tiền. Giả dụ ở một nền kinh tế có một khu vực tự cung tự cấp, không trao đổi gì với khu vực thanh toán bằng tiền thì việc tăng sản lượng không ảnh hưởng đến giá cả. Nếu như phần tự cung tự cấp của nền kinh tế này được hoà đồng vào thị trường chung và thanh toán bằng tiền thì tất nhiên nó đòi hỏi phương tiện thanh toán cao hơn trước, vòng quay đồng tiền giảm, và việc này có thể không ảnh hưởng gì đến giá cả. Đó là vấn đề tiền tệ hoá trong nền kinh tế. Vấn đề tiền tệ hoá đòi hỏi lượng tiền tệ tăng cao hơn tốc độ tăng GDP. Đây cũng là lý do tôi đã từng đề nghị là lượng cung tiền tệ ở Việt Nam không nên quá 15% một năm. Với sức phát triển 7-8% năm thì 7-8% còn lại là để giải quyết vấn đề tiền tệ hoá và một phần đi vào lạm phát ở mức độ chấp nhận được. 
Sản lượng Q, được đo bằng tốc độ phát triển GDP (theo giá cố định) như vậy là phản ánh phần tăng thêm về hàng hoá và dịch vụ trong năm. Do đâu mà GDP tăng? Chủ yếu là do việc sử dụng thêm lao động và tăng năng suất lao động. Vấn đề tăng năng suất lao động không đều đặn mà có chu kỳ, có lúc nhảy vọt, có lúc chậm. Nếu nhảy vọt, lợi nhuận doanh nghiệp cao hơn, đầu tư sẽ tăng tốc cao hơn cả mức tăng sản lượng và tiêu dùng, đưa đến suy thoái vì hàng hoá tồn kho không bán được. Đó là chưa kể đến lương tăng vì áp lực từ toàn dụng lao động. Đây là đóng góp của Finn Kydland và Edward Prescott, hai người được giải thưởng Nobel năm 2004.[8] Như vậy hai nhà kinh tế này đã lập thuyết rằng yếu tố cung cũng tạo ra chu kỳ kinh tế. Từ đó có thể rút ra rằng việc tăng giá xăng dầu thế giới như hiện nay cũng có thể đưa đến suy thoái và tăng giá. Điều này là tất nhiên, tuy vậy việc tăng giá đến đâu còn tùy thuộc vào lượng tiền ngân hàng cung cấp. Đóng góp của hai nhà kinh tế này không nhằm giải thích cuộc đại khủng hoảng năm 1929. Cuộc đại khủng hoảng này như Milton Friedman luận thuyết dựa vào phân tích số liệu kinh tế là do sai lầm của Ngân hàng trung ương Mỹ hạn chế tiền và tín dụng quá mức đưa đến việc các ngân hàng thương mại đóng cửa hàng loạt sau khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.[9]
 Vòng quay đồng tiền
 Do định nghĩa về tiền và sản lượng Q hoặc là thay đổi hoặc là không thể đo chính xác được mà việc nghiên cứu về vòng quay đồng tiền cũng không đơn giản. Vòng quay đồng tiền không tăng đột biến, nhưng không cố định, tuy vậy ít ai thành công trong việc tiên đoán được nó.  Mặc dù vậy những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự tương quan cùng chiều mạnh giữa vòng quay đồng tiền và tốc độ tăng tiền khi chi phí dùng ngân hàng cao[10]. Điều này xác định một điều là về dài lâu khi tình hình đi vào ổn định, giá cả ổn định, vòng quay đồng tiền (tính dựa vào M1 và M2) có khuynh hướng giảm và đi vào ổn định. Thập kỷ 1920, vòng quay đồng tiền ở Mỹ (dựa vào M2) là 1.9, thập kỷ khủng hoảng giảm phát năm 1930 vòng quay là 1.50, những năm 1960 vòng quay là 1.57. Từ năm 1985 đến nay như đã nói ở trên, vòng quay đồng tiền tăng lên từ từ đến năm 2001 là 1.9. Sự thay đổi vòng quay ở Mỹ còn do sự thay đổi về các phương tiện thay toán, thí dụ như nếu như dân chúng có thể trả bằng thẻ tín dụng với tín dụng được cấp trước ($10.000 một thẻ) mà không được tính vào lượng tiền thì khi dân chúng có thể ít dùng tới tiền theo định nghĩa của M1 hoặc M2 (tiền mặt và tiền ký gửi) do đó vòng quay có khuynh hướng tăng.

Kết luận
Vòng quay giảm mạnh ở Việt Nam từ năm 1999 trở đi[11] do tình hình kinh tế đã đi vào ổn định kể từ năm 1990, lạm phát giảm, kỳ vọng lạm phát do đó giảm. Chính vì thế lượng tiền tăng rất cao một năm mà không tạo ra lạm phát (coi bảng dưới). Nếu lạm phát hiện nay không được kiềm chế, tín dụng hàng năm ở Việt Nam tăng tiếp tục tăng mạnh do chủ trương kích cầu (năm 2004 theo số liệu IMF thể tăng đến 35%), kết quả có thể là vòng quay tăng lên, điều này đưa đến khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát trong tương lai và giá phải trả về tốc độ phát triển kinh tế có thể lớn. Vấn đề chính làm thay đổi vòng quay là sự biến chuyển của tâm lý người dân về lạm phát do chính lạm phát tạo ra.

Vòng quay V(tính theo M2) của Việt Nam giai đoạn 1996 –2003 


M2

GDP
V

Tỷ đồng
Tăng tốc M2
Tỷ đồng
GDP/M2
1997
70.8

313.6
4.4
1998
87.4
23%
361.0
4.1
1999
145.5
66%
399.9
2.7
2000
197.0
35%
441.6
2.2
2001
251.1
27%
481.3
1.9
2002
285.1
14%
535.8
1.9
2003*
329.9
16%
605.6
1.8
Nguồn : IMF, International Finance Statistics, May 2004, và Niên giám thống kê Việt Nam 2003
08 tháng 10, 2004         
 
[1] "The Quantity Theory of Money: A restatement", 1956, in Milton Friedman, editor, Studies in Quantity Theory.
[2] Sách giáo khoa, Economics: An Introductory Analysis, của Paul Samuelson từ ấn bản đầu năm 1948 dựa trên việc truyền bá lý thuyết Keynes cho rằng kinh tế tự do hoàn toàn (tức là không có bàn tay của nhà nước) không thể bảo đảm toàn dụng lao động. Quyển sách giáo khoa này có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều thế hệ sinh viên ngành kinh tế ở Mỹ.  Năm 1955, ông ta viết: “Ngày nay ít có nhà kinh tế nào cho rằng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương là liều thuốc kiểm soát chu kỳ lên xuống của nền kinh tế (Ân bản lần thứ 3, trang 316). Vào năm 1975, sau khi cho là chủ thuyết tiền tệ là quan điểm quá khích, ông ta viết “cả hai chính sách tài khoá và tiền tệ đều quan trọng.” (Ấn bản 9, trang 329). Cuối cùng khi viết lại chung với Nordhaus, họ viết: “Chính sách tài khoá không còn là vũ khí của chính sách ổn định kinh tế ở Mỹ. Trong thời gian trước mắt, chính sách ổn định sẽ là từ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ượng (Ấn bản 15, trang 645). – Tác giả viết dựa trên phân tích của Mark Skousen, The Perseverance of Paul Samuelson's Economics, đã đăng trên Journal of Economic Perspectives, và đưa trên mạng:  http://www.mskousen.com/Books/Articles/perserverance.html 
 
[3] Liên hệ này chỉ đúng nếu sự thay đổi có tính cực tiểu và chỉ có tính gần đúng nếu sự thay đổi không quá một tỷ lệ nhất định. Liên hệ trên, có thể viết như sau: logM + logV = logP + logQ. Nếu tính dựa vào sự thay đổi cực tiểu theo thời gian, thì sự liên hệ trên có thể viết như sau:%ΔM+ %ΔV = %ΔP + %ΔY. Liên hệ này cũng có tìm được nếu ta viết (M+ΔM).(V+ΔV) = (P+ΔP).(Q+ΔQ). Nhân từ hai phía, và loại trừ MV=PQ, ta có: MΔM +ΔMV+ΔMΔV=PΔQ+ΔPQ+ΔPΔQ. Nếu như thay đổi cực tiểu, ΔMΔV ΔPΔQ0, liên hệ trên trở thành: MΔM +ΔMVPΔQ+ΔPQ. Chia hai bên cho MV=PQ, ta có:  ΔV/V + ΔM/M ≈ ΔP/P + ΔQ/Q. 
[4] Tín dụng credit card chỉ thành tiền khi người được cấp sử dụng nó. Khi chưa sử dụng thì chưa thành tiền.
[5] IMF, Monetary and Financial Statistics Manual,  2000. Chương VI, đoạn 283.
[6] Ngân hàng trung ương phát hành tiền mặt bằng việc mua trái phiếu nhà nước do bộ tài chính phát hành. Đây là điều đã thực hiện ở Việt Nam sau đổi mới năm 1989, trước đó nhà nước chỉ cần ra lệnh cho Ngân hàng in tiền. Nếu Ngân hàng trung ương hạn chế mua thì tiền mặt bị hạn chế. Ngân hàng trung ương cũng có thể nâng lãi suất đối với tiền họ cho ngân hàng thương mại vay ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu tiền mặt của ngân hàng thương mại hoặc nâng tỷ lệ dự trữ để giảm khả năng cho vay, tức là giảm ký gũi tiền vô thời hạn.
[7] Gary H. Stern (president of the Bank), “The Fed’s money supply ranges: still useful after all these years”, 1985 Report of the Federal Reserve Bank of Minneapolis.
[8] Finn Kydland và Edward Prescott, “Time to build and aggregate fluctuations”, Econometrica, 50, 1345-1371.
[9] Mới đây, năm 2003, Edward Prescott cùng với Ellen R. McGrattan đã in ra một bài nghiên cứu cũng tạo dư luận, đó là: “Thị trường chứng khoán năm 1929: Irving Fisher đã đúng.” Trong bài này, hai tác giả đã tính lại giá trị của chứng khoán dựa trên chi phí của tài sản cố định và tài sản vô hình của các công ty ở Mỹ và đưa đến kết luận là tỷ số giá chứng khoán trên lợi tức công ty (P/E ratio) không cao. Họ kết luận là khủng hoảng ở Mỹ năm 1929 không phải là do giá trị quá cao của chứng khoán trên thị trường. Đây là bài nghiên cứu cho chi nhánh Ngân hàng trung ương Mỹ ở Minnesota, “The 1929 stock market: Irving Fisher was right," Staff Report 294, Federal Reserve Bank of Minneapolis có thể lấy trên: http://ideas.repec.org/e/pmc46.html
[10] Hugo Rodrigue Mendizabal, “The Behavior of Money Velocity in Low and High Inflation Countries”, Jan 3, 2004. Bản thảo chưa xuất bản.
[11] Đây là dựa vào số liệu M2 mới nhất Việt Nam cung cấp cho IMF đuợc xuất bản chính thức với số liệu kể từ 1997. Khi so sánh số liệu vềM2 này với số liệu trong các tài liệu cung cấp có tính nội bộ trước đây, ta thấy có sự thay đổi không giải thích được. Số liệu về tiền tệ của Việt Nam vẫn ở dạng đáng nghi ngờ cho nên bảng phân tích về V chỉ có giá trị hạn chế. Sự thay đổi đột ngột về V giữa hai năm 1998 và 1999 là không giải thích được. Một trong những lý do để giải thích là số liệu về lượng tiền không tin cậy được; điều này có thể thấy khi M2 là 66% năm 1999, quá khác biệt với những năm khác.  
   
©  Thời Đại Mới